Thiết kế Website Phú Quốc
4P trong Marketing là gì? Phân tích mô hình 4P trong Marketing

4P trong Marketing là gì? Phân tích mô hình 4P trong Marketing

05/07/2023

4P trong marketinglà một khái niệm mà bất kỳMarketersnào cũng phải nằm lòng. Và dù ngày càng có nhiều sự thay đổi dẫn đến sự xuất hiện của các thuật ngữ khác như 7P hay 15P, … thì4Pvẫn là một điểm gốc. Vậymô hình 4Pbao gồm những gì và được áp dụng ra sao trong quá trình triển khai các hoạt động Marketing?

4P trong Marketing là gì

Khái niệm 4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketingchính là mộtmô hình Marketing Mix(hay marketing hỗn hợp)được xây dựng bao gồm 4 yếu tố cơ bản làProduct (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (quảng bá, xúc tiến). Mỗi P sẽ tương ứng với một chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chiến lược marketing tổng thể, các P này cần phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, đồng bộ để thích ứng với tình hình thực tế của thị trườngnhằmđạt được mục tiêu hiệu quảtốt nhất chochiến dịch marketing.

Mức độ thành công ởviệcáp dụngmô hình 4P trong Marketingkế hoạchkinh doanhsẽ ảnh hưởng mạnhđến doanh thu của doanh nghiệp.Để trả lời cho câu hỏi này,các chuyên gia marketing cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, 4 yếu tố này được gọi là Marketing mix bởi4P trong Marketing:

- Product(Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
- Price(Giá): Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm?
- Place(Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
- Promotion(Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?

Phân tích chiến lược 4P trong Marketing

Để ứng dụng thành công mô hình này trong marketing cũng như trong kinh doanh, bạn cần hiểu rõ từng P sẽ ứng với những chiến lược nào. Sau đó, bạn cũng có thể xây dựng mộtchiến lược Marketing Mixđể hướng đến mục tiêu của mình.

Phân tích chiến lược 4P trong Marketing

Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên củamô hình 4P trong Marketing là Product (Sản phẩm). Sản phẩm của4P trong Marketingbao gồm cảcác sản phẩm hữu hình và vô hình(ở đây “sản phẩm” bao hàm cả “hàng hóa” và “dịch vụ”)mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho thị trường (Bạn sẽ bán gì?). Để xác định nên bán những gì, bạn phải hiểu nhu cầu của thị trường, đối tượng khách hàngđối với sản phẩm/ dịch vụ và sau đó, điều chỉnh sản phẩm mà bạn sẽ bán để đáp ứng những nhu cầu đó. Để hoàn thiệnchiến lược sản phẩm, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định quan trọng đối với các vấn đề sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu của sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng ghi nhớ đến sản phẩm. Lúc này, doanh nghiệp cần quyết định quy cách đặt tên cho sản phẩm như thế nào? Mỗi sản phẩm có tên riêng biệt hay đặt tên theo từng dòng hay tất cả sản phẩm đều cùng tên, …

Chiến lược sản phẩm quyết định cách phát triển sản phẩm, dòng sản phẩm như thế nào
Chiến lược sản phẩm quyết định cách phát triển sản phẩm, dòng sản phẩm như thế nào

Thứ hai, về bảng kích thước tập hợp sản phẩm. Bạn cần quản lý được hiện trạng của các sản phẩm hiện có để biết được xu hướng phát triển của các sản phẩm đang được thực hiện theo cách tăng dòng sản phẩm hay tăng biến thể cho ssanr phẩm.

Thứ ba, đưa ra các quyết định vềchiến lược sản phẩm. Bạn sẽ thêm một loại sản phẩm trong dòng, loại bỏ bớt một sản phẩm nào đó hay quyết định cải tiến để tăng chất lượng?

Price (giá cả)

4P trong Marketingkhông thể thiếuPricebởi đây là một trong những chiến lược giúp mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Bạn có thể tính phí bao nhiêu cho sản phẩm của mình? Chi phí mà bạn bán sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được. TạiP thứ 2này, một sốchiến lược giáđược đưa ra để doanh nghiệp lựa chọn như sau:

-Chiến lược giá cao:giá của sản phẩm được đặt ra cao hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Với chiến lược này doanh nghiệp cần đảm bảo về chất lượng của sản phẩm phải tương xứng với mức giá được đưa ra.

-Chiến lược giá thấp:giá của sản phẩm được đặt ra thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng nguồn lực sản xuất, cắt giảm chi chí để đảm bảo lợi nhuận.

Chiến lược định giá giữ vai trò quan trọng - Price trong marketing
Chiến lược giá giữ vai trò quan trọng

-Chiến lược hớt váng thị trường:có nghĩa là sản phẩm khi được tung ra thị trường sẽ có mức giá cao để lấy đi những phân khúc mới nhất. Sau đó, giá sẽ được giảm dần để phù hợp với thị trường. Chiến lược này được áp dụng để hướng đến những khách hàng có thu nhập tốt muốn được trải nghiệm trước sản phẩm. Thường được áp dụng cho các mặt hàng công nghệ.

-Chiến lược giá thâm nhập thị trường:thường được áp dụng cho các sản phẩm mới. Ban đầu, sản phẩm ra mắt với mức giá thấp, đôi khi doanh nghiệp chịu lỗ. Khi hoạt động kinh doanh ổn định, mức giá dần được tăng để công ty thu lời.

-Chiến lược giá cạnh tranh:doanh nghiệp sẽ định mức giá ngang bằng với đối thủ để cạnh tranh trực tiếp.

Place (Phân phối)

Chiến lược phân phốilà một trong4P trong Marketinggiúp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàngsẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu? Địa điểm (Place) là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó. Và chiến lược này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hữu hình.

Place: Chiến lược phân phối (Place) trong4P trong Marketing
Ví dụ về mô hình phân phối

Để xây dựng được một chiến lược phân phối tốt, bạn cần quyết định được cấu trúc kênh phân phối của mình bao gồm bao nhiều cấp bậc. Bạn sẽ phân phối trực tiếp, gián tiếp hay phân phối kép. Đồng thời trong chiến lược này, bạn sẽ phân phối theo kiểu đại trà, độc quyền hay phân phối một cách có chọn lọc. Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm hiện tại mà bạn cần đưa ra một cấu trúc phù hợp giúp sản phẩm tiếp cận tốt nhất đến khách hàng.

Promotion (Quảng bá, xúc tiến)

Promotion là chữ P cuối cùng của mô hình 4P trong Marketing. Promotion trong marketing là các hình thức quảng bá, xúc tiến về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp đến thị trường mục tiêu, nhằm mục đích thông báo, thuyết phục, nhắc nhở. Đây là yếu tố quan trọng trong mô hình 4P Marketing quyết định doanh thu của một doanh nghiệp. Chính sách quảng bá, xúc tiếnchỉ được hình thành khi các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối đã được xác lập và triển khai.Để khách hàng mua hàng của bạn, họ cần phải biết về nó, có ấn tượng tích cực và tin chắc rằng họ cần hoặc muốn sản phẩm.

Có rất nhiều chiến lược có thểsử dụng để quảng bá, xúc tiến sản phẩm tới khách hàng, ngày nayđược thực hiện phổ biến gốm 4 loại hình chính:

- Quảng cáo: Các kênh quảng cáo truyền thống nhưtruyền hình, đài phát thanh, PR báo chí hoặc tạp chí,... và quảng cáo trên internet, social media, và các kỹ thuật ads online khác,...
- Triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá kích cầu mua hàng, và
- PR/Quan hệ công chúng/Tuyên truyền, các chương trình tài trợhoặc tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và sự kiện.
- Bán hàng trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tại nhà, marketing trực tiếp qua điện thoại(Telemarketing),in tờ rơi,catalog quảng cáo.
Promotion (Xúc tiến) trong mô hình 4P - Promotionlà các hình thức quảng bá sản phẩm để nhiều người dùng biết đến
Promotionlà các hình thức quảng bá sản phẩm để nhiều người dùng biết đến.

Doanh nghiệp cần lựa chọn các thông điệpPromotion phù hợp với mục tiêu hoặc có thể đa dạng hóa thông điệp để tìm ra các insight của khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng.Đảm bảo tất cả các hoạt động với mục đích khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ, giúp để lại ấn tượng tốt hoặc thực hiện được việc giao dịch, mua bán đối với khách hàng.

Kết luận

Mỗi P thuộc4P trong Marketingđều giữ những vai trò quan trọng như nhau. Và để hoàn thiện mộtchiến lược marketing tổng thểhoàn chỉnh thì nhất định không được thiếu bất kỳ yếu tố nào. Vận dụng tốtMarketing Mix của 4Pnêu trên, đây là cách doanh nghiệp đột phá trong hoạt động kinh doanh của mình.

Qua bài viết trên đâyĐảo Ngọcđã phần nào trả lời câu hỏi về khái niệm4P trong Marketinglà gì và cung cấp các kiến thức tổng quan nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về4P trong Marketingvà cách vận dụngphát triển mô hình 4P trong Marketing hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.

So sánh marketing truyền thống và marketing hiện đại
Vinamilk thay đổi nhận diện thương hiệu, mở màn cho hành trình chuyển mình mới

Bình luận bài viết

Bạn cần hỗ trợ, chat ngay?